Chọn giấy vẽ màu nước

Tiêu chuẩn

Lựa chọn giấy vẽ màu nước (watercolour paper) thích hợp khá khó khăn vì có rất nhiều loại khác nhau. Bài viết này sẽ đưa ra một vài gợi ý tham khảo cho người mua có thể thoải mái hơn trong việc lựa chọn loại giấy phù hợp với nhu cầu.

1 [Làm quen với một số thông số của giấy]

  • Trọng lượng và bề mặt giấy (Weight and texture): Giấy vẽ màu nước rất đa dạng về trọng lượng và bề mặt. Ta nên tùy chọn dựa vào kỹ thuật cũng như sở thích cá nhân.
  • Khả năng thẩm thấu (Absorbent ability): không giống như giấy vẽ và giấy in, giấy vẽ màu nước được tráng một lớp vật liệu (thường là gelatin). Lớp tráng này cho khiến cho bột màu vẽ (pigments) không bị thấm vào trong mà sẽ ở lại trên bề mặt giấy, vì thế màu sắc trên giấy sẽ rực rỡ hơn.
  • Giá thành: Giấy vẽ màu nước rất đắt, nhưng nếu bạn muốn đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên dùng đúng chất liệu. Giấy in, giấy dùng để vẽ phác (sketch paper), và các loại giấy khác (dù dày) nhưng nếu không phải loại cho dùng cho màu nước, khi bức tranh hoàn tất, kết quả sẽ thể hiện rõ điều này.

2  [Bề mặt giấy]

Có 3 loại chính:

hotHot-Press là loại có bề mặt mịn, thỉnh thoảng ngoài bao bì còn ghi là “smooth”, do không sần nên màu sẽ nhanh khô hơn. Thích hợp để vẽ chi tiết, kết hợp màu nước và bút mực, hoặc dùng màu nước như là màu nền cho chì màu, bút lông kim…

coldCold-Press có bề mặt sần, không thích hợp với tranh quá chi tiết, nhưng phù hợp với nhiều kĩ thuật vẽ màu nước. Cold-Press là loại thường dùng nhất. Nếu bạn bắt đầu vẽ màu nước, bạn nên thử loại giấy này. Tuy nhiên, không có chuẩn mực chung cho bề mặt của Cold-Press, cụ thể là những hãng giấy khác nhau sẽ có độ sần và kích thước nốt sần khác nhau.

roughMặt nhám (Rough), chúng rất phù hợp cho cọ đầu to và những bức tranh cỡ lớn, nhưng với người không chuyên chưa nên dùng.

3 [Trọng lượng]

Đây chính là yếu tố tiếp theo cần cân nhắc. Cân nặng của giấy thường tính theo lbs hoặc g/m2. Con số càng lớn thì giấy càng nặng và dày. Loại thông dụng nhất là 140lbs (300 g/m2) vì phù hợp với các loại tranh. Nếu bạn định vẽ 1 bức tranh thật lớn hoặc vẽ rất nhiều lớp wash (vẽ màu lên giấy ẩm sẽ tạo thành 1 lớp wash), thì nên dùng loại dày hơn là 300lbs (620 g/m2) Ngoài ra còn có loại mỏng nhẹ hơn là 90lbs (khoảng 180 g/m2). Chúng rẻ hơn loại 140lbs, nhưng lại rất khó cho người mới tập dùng.

4 [Kích cỡ và định dạng]

Pads: là loại đóng thành tập, thường từ 12 đến 50 tờ, có thể được đóng bằng gáy xoắn (giống sketchbook) hoặc dán bằng keo ở 1 góc. Loại gáy xoắn sẽ rất thích hợp nếu bạn muốn giữ các bức tranh cùng nhau hoặc khi di chuyển và muốn tạo 1 nhật ký bằng tranh. Còn loại dán keo thì dễ xé bức tranh đã hoàn tất ra khi bạn muốn để riêng nó và bắt đầu một tác phẩm mới. Loại pad này có kích thước lên tới 18 x 24″ (45 x 60 cm).

Visual Novel của Strathmore

Visual Novel của Strathmore

Blocks thường gồm 20-25 tờ (140lbs) và được dán lại cả 4 phần xung quanh. Lợi thế là khi cả 4 góc đều đính chặt thì nó sẽ giống như 1 khối, ít bị xê dịch khi bạn vẽ.  Từng trang riêng rẽ (sheets) : Sẽ rất thích hợp nếu bạn không thích dùng pad hoặc block. Đồng thời bạn có thể thoải mái thay đổi chủng loại hoặc kích thước tùy ý mình. Tuy nhiên việc bảo quản sẽ phải cẩn thận hơn. sheet   rollCuộn (roll) thường có kích thước rất lớn (thường rộng khoảng 1-1.5 m, dài khoảng 9m), nên khi mua về bạn có thể tự cắt lại theo ý thích của mình nếu bạn muốn vẽ những bức tranh cỡ lớn hơn 22×30” (55x76cm)

5 [Một số điểm cần lưu ý khác]

  • Giấy không chứa Acid (Acid-free) là thứ quan trọng, bạn nên kiểm tra trên bao bì cho cẩn thận (đặc biệt là khi mua loại giấy rẻ dành cho học sinh), nếu không bức vẽ mà bạn tự hào sẽ bị ố vàng đấy.
  • Độ trắng của giấy cũng có thể ảnh hưởng đến tổng thể bức trang sau khi hoàn thành. Một số thì thích màu trắng sáng (bright white), số khác thì lại thích màu trắng ngà (softer off-white). Vì thế hãy lựa chọn theo sở thích của bạn.
  • Độ sạch cũng có ảnh hưởng đến tác phẩm của bạn. Đương nhiên không ai muốn mua 1 tờ giấy mà trên đó bị dơ hoặc có vết chân thú đúng không nào? Tuy nhiên không chỉ có vậy mà dầu trên tay của chúng ta cũng có thể làm hỏng giấy. Vì thế chỉ nên mua khi giấy vẫn còn nguyên seal và luôn kiểm tra cẩn thận trước khi mua nếu có thể.
  • Hầu hết cách nhà sản xuất luôn có miêu tả chi tiết về sản phẩm của họ trên bao bì, nhưng luôn có sự khác biệt lớn giữa những nhãn hiệu. Nguyên liệu làm cũng rất đa dạng như cotton, wood pulp,… . Ngoài ra, một số loại giấy còn được tráng một lớp Gelatine hoặc bột để điều chỉnh độ thẩm thấu của giấy. Để nhận ra loại giấy phù hợp với mình, hãy trải nghiệm trên nhiều loại giấy khác khác nhau để tìm ra cái phù hợp với phong cách của bạn nhất.
Màu vẽ trên các loại bề mặt giấy khác nhau

Màu vẽ trên các loại bề mặt giấy khác nhau

Nguồn: Wikihow

Các bạn có thể đọc thêm những bài liên quan tới màu nước như:
+Giới thiệu một số đặc tính quan trọng cần lưu ý của màu nước
+Phân biệt Water Color và Poster Color
+Một số kỹ thuật tô màu nước cơ bản
+Chọn cọ vẽ màu nước

Một suy nghĩ 14 thoughts on “Chọn giấy vẽ màu nước

    • Rất vui vì bài viết của mình có ích cho bạn.
      Theo mình tốt nhất là bạn cứ dùng thử tất cả nhãn hiệu trong khả năng của bạn, vì chuyện đáng giá thế nào là do tùy từng người, cũng gần như khẩu vị vậy đó. Hợp với người này cũng chưa chắc là hợp với người kia. Chúc bạn nhanh tìm được màu vẽ ưng ý.

      Thích

  1. Pingback: Tập vẽ màu nước – Part 1 – Squiddy Blog

  2. cho mình hỏi, mình không họcnhiều về vẽ, nhưng đang rất muốn vẽ chân dung màu nước tặng bạn, mình có thể lấy giấy roki và dùng mặt tối của giấy để vẽ ko ạ, màu mình dùng màu nước học sinh chất màu dày!

    Thích

    • Chào bạn, việc đó tùy theo bạn muốn kết quả thế nào nhé. Mình chưa dùng giấy roki bao giờ, nên không có nhiều kinh nghiệm chia sẻ với bạn, nhưng nếu chấy dày và đục thì mình đoán là bạn dùng màu poster chứ không phải màu nước. Theo phán đoán của mình thì có lẽ giấy sẽ bị cong nhẹ và hơi khó loang màu. Hy vọng là giúp ích được cho bạn nhé. Thân

      Thích

  3. Pingback: Cách thử (test) giấy vẽ màu nước | Moko's story

Bình luận về bài viết này